Cuộc thi bắt đầu vào tháng 4.2022, kết thúc vào tháng 12.2023 với các giải thưởng có giá trị.
Người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về. Đó chính là ngôi nhà thân yêu. Nơi đó có gia đình, có những người luôn yêu thương ta vô điều kiện, nơi bình yên và an toàn nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta.
Trong ký ức của tôi, những bậc thềm nhà chính là không gian thấm đượm yêu thương và đong đầy kỷ niệm.
Gọi là “nhà” bởi đó là nơi che chở cho ta khỏi lúc mưa, lúc nắng, nơi có bữa cơm cứ việc vô tư mà ăn, nơi có những người luôn giành cho ta một phần trong cuộc sống riêng tư của họ và là nơi đã tạo nên ta ở ngày hôm nay. Dù to hay nhỏ, ở nông thôn hay thành thị, chỉ cần nơi đó mọi thành viên đều có thể thoải mái chia sẻ và cùng nhau tạo nên những thước kỷ niệm dung dị mà ý nghĩa đã có thể làm tròn chữ “nhà”.
Một cuộc điện thoại, một lời thông báo từ chị đến đứa em đang xa nhà hơn một ngàn cây số. Chỉ một câu thông báo vậy thôi, nhưng nó làm mất hơn 3 năm suy nghĩ cùng tất cả của cải tích cóp suốt hơn 20 năm dạy học của ba mẹ.
Quê ngoại tôi ở huyện Thanh Hà, Hải Dương. Cái vùng đất ấy thật đặc biệt bởi tứ bề có sông bao bọc, đi đường nào cũng phải qua đò, phà. Đấy là chuyện ngày xưa, còn bây giờ thì đã có cầu. Thanh Hà là đất trồng vải nổi tiếng miền Bắc, cả vùng hầu như nhà ai cũng có vườn vải.
Em trai gọi điện thông báo sẽ dỡ ngôi nhà đã cũ, cậu ấy sẽ xây ngôi nhà ba tầng khang trang hơn. Cậu ấy bảo: “Đành phải thế, dù trong sâu thẳm con tim, em không muốn. Nhưng cả làng, cả xóm nhà nhà cao tầng, chỉ còn nhà mình mái ngói nam rêu phong đã phủ, lọt thỏm. Em thấy không vui”.
Khi tiếng chổi loẹt quẹt quét ngang sân tập thể vào 5 giờ sáng, khu nhà tôi bắt đầu ngày mới. Chợ cóc rục rịch mở hàng. Cụ già trải đệm ra sân ngồi thiền. Lũ chim cất tiếng hót gọi mặt trời lên. Và tôi giở chăn, thức giấc, đón chào buổi sớm. Những thanh âm đó đã trở nên quen thuộc tới nỗi, nếu phải xa nhà vài ngày, tôi sẽ bất chợt nhớ tới khôn nguôi.
Lời bài hát vang lên giống như khúc vọng cất lên từ trái tim của những người con xa quê đang ngày đêm mong nhớ được trở về mái nhà thân thương – nơi chứng kiến sự trưởng thành lớn khôn từng ngày của mình. Và ở ngôi nhà đó, luôn có người đợi ta trở về với bao niềm nhớ thương, xúc động và ta gọi đó bằng hai tiếng mến thương “gia đình”.
Quẩn quanh, vậy mà cũng gần bốn năm. Từ dạo mà nhóc Long thôi cơn khóc quấy nửa đêm, nhà cũng tĩnh mịch đến lạ. Thỉnh thoảng, vài đợt gió lào thổi khẽ đám hoa giấy trước sân, cọ nhẹ vào thanh chắn cửa thành mấy tiếng lạo xạo. Nghe, sao mà buồn thăm buồn thẳm.
Ngôi nhà cũ được bố tôi xây dựng từ năm 1990. Do điều kiện kinh tế lúc bấy giờ còn hạn chế nên ngôi nhà gặp vấn đề lớn về chống ẩm, chống nhiệt, chống mối mà không thể giải quyết căn cơ, ở rất khó chịu.
Ngôi nhà của tôi đơn giản, là chốn bình yên mỗi khi trở về. Tuy chỉ là một ngôi nhà có kiến trúc bình thường, nhưng không gian xung quanh ngôi nhà là điểm nhấn, bao nhiêu năm nay gia đình tôi còn gìn giữ được.
Đó là căn nhà lợp mái lá cọ mà tôi gắn bó suốt cả tuổi thơ. Ngôi nhà bốn gian, có hai đầu hồi thò ra là nơi bố mẹ để cái cối giã gạo, cối xay lúa và những vật dụng của nhà nông.
Rời xa nơi đô thị nhung nhúc người xe dày đặc khói bụi, mỗi lần về nhà tôi lại được thả mình trong mùi hương bình yên, thanh âm bình yên, màu sắc bình yên.
Cái tấm ảnh này cũ kỹ quá đúng không nào tôi ơi? Hơn hai mươi năm rồi còn gì. Thời gian đã hóa mọi thứ thành ký ức và để nó nằm lặng lẽ một góc nào đó nơi riêng lòng mà đôi khi chúng ta vô tình lãng quên khi lớn lên. Nhưng với tôi, một cô bé đa cảm sẽ không bao giờ quên những gì đẹp đẽ nhất của một thời bé thơ bình yên chốn thôn quê với ngôi nhà bé nhỏ thân yêu.
KT&ĐS số 21 (207)
Phát hành ngày 9.9 với các bài viết: Tìm nơi an yên; Bầu trời thiên nga-Bầu trời nghệ thuật; Đối thoại giữa mới và cũ; Nhà Tằm; Thiết kế chữa lành; Chữa lành từ chọn lọc; Ngôi nhà tranh năm xưa; Phủ xanh cầu thang; Casa Dorda: Tu viện cũ từ TK 18 hồi sinh nhờ nước; Dinh Bảo Đại...
Bảng giá quảng cáo
www.facebook.com/kientrucvadoisong