Câu chuyện kiến trúc

Khi buổi trình bày chuyên đề “Tứ quý kiến trúc” kết thúc, khán phòng rộ lên những tiếng vỗ tay hoan hô hai diễn giả. Điều thú vị của buổi hội thảo là những chia sẻ chân thành của hai diễn giả và nhiều thông tin hấp dẫn giống “chuyện bây giờ mới kể” trong lãnh vực được công bố.

Trong thời đại mà truyền thông và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, thì mọi vấn đề đều có thể là tâm điểm của sự chú ý. Mở báo chính thống hay xem trên mạng xã hội, mấy hôm lại có một vụ “lùm xùm”, từ các vấn đề nhỏ to của xã hội, tới giáo dục, y tế, pháp luật, văn hóa – giải trí… Và mới đây lại có một vụ “lùm xùm” trong lĩnh vực kiến trúc – một phạm vi tưởng chừng như khá lặng lẽ và cách biệt bởi tính chuyên môn cao. Đó là phản ứng của giới nghề và dư luận về công trình Nhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh.

Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia đã chính thức trao Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia lần thứ 15 - năm 2022-2023 cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải vào ngày 25.4.2023 tại Hà Nội. Trong số 5 công trình, đồ án được trao giải vàng (giải thưởng cao nhất), giới chuyên môn và dư luận đặc biệt chú ý tới công trình Trung tâm Gốm Bát Tràng. Bởi đây là tác phẩm của KTS Hoàng Thúc Hào – người đang sáng danh với những dự án xã hội nhân văn và đoạt nhiều giải thưởng quốc tế danh giá, và vì đây là một công trình có dấu ấn tạo hình kiến trúc rất độc đáo.

Ngày 3/3/2023 vừa qua tại C.space - Integrated Design Complex, Chi hội Kiến trúc sư Cảnh quan Việt Nam (VSLA) phối hợp cùng C.space Design Complex đã tổ chức thành công rực rỡ buổi toạ đàm “Chuyện nghề Cảnh quan số 1/2023”, mở màn cho Chuỗi hoạt động năm 2023 của Chi hội mang tên “How Nature Brings Us Together” – tạm dịch “Làm thế nào để tự nhiên mang chúng ta lại bên nhau”.

Đó là nội dung đã được KTS Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP.HCM, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM nhấn mạnh liên tiếp trong hai buổi giao lưu với sinh viên kiến trúc. Buổi thứ nhất tổ chức tại trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM ngày 19.10.2022 nhân phát động cuộc thi viết về “Ngôi nhà thân yêu” (KT&ĐS số tháng 11 đã thông tin) còn buổi thứ hai do Quỹ học bổng Huỳnh Tấn Phát tổ chức ngày 19.11.2022 tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP.HCM.

"Với tư cách là một người có thời gian dài cộng tác, sát cánh cùng giới kiến trúc sư trong nhiều công trình quy hoạch lớn nhỏ, nhiều công trình trọng yếu của đất nước, tôi may mắn chứng kiến sự ra đời của Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh 25 năm trước..."

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1922- 2008) là người có nhiều kỷ niệm với Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh. Ông được kết nạp là hội viên danh dự của Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh ngay thời điểm thành lập Hội, 28.11.1981. Tháng 11 năm 2006, dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Kiến trúc sư thành phố, ông đã có lá thư gửi Hội kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh. Với riêng tạp chí KT&ĐS, kỷ niệm đáng nhớ là lần đến thăm nhà riêng và phòng làm việc của ông và sau đó là bài báo “Một người bạn của giới kiến trúc sư” đăng trên KT&ĐS số Xuân Đinh Hợi 2007. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, mời bạn đọc cùng ôn lại những kỷ niệm và lời căn dặn của Cố Thủ tướng qua lời kể của các thế hệ lãnh đạo Hội.

Khoảng 2 năm gần đây, vấn nạn “ùn tắc giao thông” của Đà Lạt luôn là một trong những đề tài làm hâm nóng các chương trình, nghị sự của tỉnh và thành phố; các chuyên gia cũng đưa ra một số giải pháp để chính quyền tham khảo trước khi quyết định. Quá trình triển khai, trên các trang mạng xã hội, không thiếu những ý kiến đa chiều, bình phẩm khen chê, có người còn hoài nghi kết quả chuỗi công việc trong quá trình thực hiện sẽ làm hỏng nét đặc trưng, bản sắc của phố núi Đà Lạt ngàn hoa (?)…

“Uống nước nhớ nguồn”, làm nghề nào cũng thờ cúng Tổ Nghiệp! Từ lâu rồi, nhiều hội đoàn nghề nghiệp ở nước ta đều tôn vinh những người tài đức - tiên phong dựng nghiệp vững vàng cho đời sau tiếp bước. Chẳng hạn, thiền sư Tuệ Tĩnh – đời nhà Trần được coi là Tổ Đông Y. Sứ thần Lương Nhữ Học - đời nhà Lê là Tổ Khắc ván in. Còn Tổ Kim hoàn ở Hà Nội là ba anh em họ Trần và ở Sài Gòn là bà Lệ Châu. Nghề Hát bội cũng có ông Tổ là Đào Duy Từ. Nghề nhiếp ảnh có cụ Đặng Huy Trứ. Thế còn nghề Quy hoạch và Kiến trúc, một ngành nghề xem ra rất hiện đại, có Tổ Nghiệp là ai?

Bạn đọc KT&ĐS đã biết đến KTS Nguyễn Ngọc Dũng qua bộ sách “Lang thang phố thị”. Bài viết này nằm trong cuốn sách mới “Đến Boston nghĩ về Khánh Hòa” dự kiến sẽ xuất bản trong thời gian tới. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Biên bản cắm ranh đất, biên bản giao đất sau khi đấu giá thành công ngày xưa được làm thế nào? Hình thù bản vẽ kiến trúc năm 1939 ra sao? Có cơ hội tiếp cận với một số tư liệu gia đình gồm các giấy tờ hành chính, bản vẽ kiến trúc ở một đô thị thời Pháp thuộc, xin chia sẻ để bạn đọc hình dung phần nào “đời sống kiến trúc” ngày xưa.

Andy Cao và Xavier Perrot được biết đến là hai trong những nghệ sĩ cảnh quan có tiếng trên thế giới. Và điều đáng nói ở đây, nghệ sĩ Andy Cao là một người Mỹ gốc Việt, còn có tên là Cao Thanh Sơn. Vài năm trước đây, nhân kỷ niệm 60 năm của nhà sách tầm cỡ của Anh Quốc - Thames & Hudson đã cho xuất bản tập sách với lời tựa “60 gương mặt định hình tương lai sáng tạo của chúng ta” thì Andy và Xavier được đứng trong hàng ngũ 60 người đó.

Hai năm liên tiếp, thế giới chịu sự càn quét của đại dịch do Covid. Kinh tế suy thoái, nhiều ngành nghề ảnh hưởng. Thế nhưng với ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam thì lại khác. Năm 2020 tăng trưởng 14%, từ tháng 1 đến tháng 6.2021 tăng trưởng lên tới 61%. Lý do nào giúp ngành gỗ đạt được thành quả này. Dưới đây là trao đổi với ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA).

Tháng 8.2020, KT&ĐS đã giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của thương hiệu chống thấm Intoc qua bài phỏng vấn thạc sỹ Đỗ Thành Tích, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Intoc. Điều đặc biệt là trong thị trường chống thấm đang cạnh tranh khắc nghiệt với sự tham dự của nhiều sản phẩm ngoại và không ít người tiêu dùng tồn tại tâm lý sinh ngoại, Intoc vẫn tự tin khẳng định “Tự hào công nghệ Việt 100%”. Trong chuyên đề về những thương hiệu Việt Nam trên KT&ĐS Xuân Nhâm Dần, ông Đỗ Thành Tích chia sẻ thêm về điều này.

TS.KTS Lê Quang Linh tốt nghiệp đại học Hawaii ngành kiến trúc và làm việc 15 năm ở Mỹ, ở đây anh đã có những thành công nhất định. Và rồi cách đây hơn 9 năm, anh chọn trở về Việt Nam và gắn bó cho đến nay. Tại đây, sau một thời gian ngắn cộng tác với một đơn vị thiết kế khác, anh thành lập công ty TNHH Xây dựng và Thiết kế Phong Cách Mới (The Modern Touch), đây cũng là một trong những công ty tiên phong về Revit trong khai triển thiết kế không chỉ ở Việt Nam mà cả khu vực châu Á.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 

KT&ĐS số 21 (207) 

Phát hành ngày 9.9 với các bài viết: Tìm nơi an yên; Bầu trời thiên nga-Bầu trời nghệ thuật; Đối thoại giữa mới và cũ; Nhà Tằm; Thiết kế chữa lành; Chữa lành từ chọn lọc; Ngôi nhà tranh năm xưa; Phủ xanh cầu thang; Casa Dorda: Tu viện cũ từ TK 18 hồi sinh nhờ nước; Dinh Bảo Đại...

Bảng giá quảng cáo 

www.facebook.com/kientrucvadoisong 

Bạn đọc

Khởi động giải thưởng Ashui Awards 2022

Giải “Oscars lĩnh vực Xây dựng tại Việt Nam” Ashui Awards từ mùa giải 2022 (lần thứ 11) bắt đầu ...

Tư vấn phong thủy

Chữa lành từ chọn lọc

Văn hóa và đa dạng văn hóa đóng vai trò gì đối với sự tồn tại và phát triển bền ...