Hôm chúng tôi đến San Francisco được người em trai đón và cho biết: Anh chị qua hôm này kể cũng hên bởi 2, 3 hôm trước ở đây mưa to gió lớn lắm. Vài ngày trước máy bay không hạ cánh được nữa đó!
Rạng sáng sớm 29 tết Việt, chúng tôi lên đường xuôi Nam Cali. Nhà những người bạn của chúng tôi đều ở quanh trong khu Westminster nên cả vùng Little Saigon đã bắt đầu thấy rộn ràng không khí tết với quanh cảnh xuân đang về. Chiều tối hôm đó, chúng tôi cũng dạo chợ tết trong khuôn viên của siêu thị Phước Lộc Thọ trên đại lộ Bolsa. Chợ tết ở nơi đây người ta chỉ kinh doanh thiệp tết chứ không có ông bà đồ viết thiệp tết như chợ tết trong Trung tâm Văn hóa Thanh niên trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch. Bù lại chợ tết ở đây có dành hẳn một khu buôn bán ẩm thực với nhiều món ăn, thực phẩm quen thuộc.
Càng về chiều, chúng tôi càng thấy nhiều người người lũ lượt kéo nhau đến chợ tết. Có người khi nhìn bảng số xe là biết họ ở các tiểu bang rất xa. Trên đất Mỹ, không nơi nào có người Việt cư ngụ đông như ở California. Nơi đông kế tiếp có nhiều người Việt sinh sống phải kể đến tiểu bang Texas mà đặc biệt là TP. Houston, rồi tiểu bang Washington, Floria và New York. Cộng đồng người Việt sinh sống tại California chiếm gần 40% trên tổng số người Việt định cư tại Hoa Kỳ.
Tại California, ở miền Bắc mà đặc biệt là quận hạt Santa Clara có thành phố đông người Việt nhất là San Jose hay còn gọi là Silicon Valley. Còn dưới miền Nam thì phải kể đến 2 quận hạt là Los Angeles và Quận Cam mà thủ phủ của người Việt là TP. Westminster.
Đêm 30 tết tại Westminster, chúng tôi với người bạn từ Việt Nam qua cùng nhau thưởng thức những món ăn quê hương trong tiệc giao thừa với gia đình của những người bạn mà chúng tôi đã thân quen với nhau từ 46 năm nay.
Từ sáng sớm mồng Một tết Giáp Thìn thì gần như toàn bộ người Việt ở TP. Westminster, từng đoàn người từ nam phụ lão ấu, tất cả đều xúng xính áo quần mới, mọi người trong các đoàn diễn hành đã sắp hàng, nghiêm chỉnh từ nhiều nẻo đường. Điều làm cho chúng tôi cảm thấy phấn khởi và yêu thích nhất là hơn 80% phụ nữ đến tham dự sự kiện đều mặc áo dài truyền thống. Trước khi lễ diễu hành được diễn ra như thông lệ là những lời chúc mừng đầu năm của các vị đại diện tôn giáo, các bậc trưởng thượng trong cộng đồng người Việt hải ngoại còn có một đôi lời của Thị trưởng TP. Westminster và đại diện của các hội đoàn,… Trong dịp này, chúng tôi được nghe và được thấy các em thiếu nhi biểu diễn ca múa hát tiếng Việt rất chuẩn. Sau đó, đại diện học khu Westminster đã lên sân khấu chia sẻ đôi lời về thành quả mà họ đã tạo dựng được một chương trình dạy học song ngữ Anh-Việt tại các trường tiểu học ở đây.
Tại Nam California có ba học khu công lập giảng dạy chương trình song ngữ Anh-Việt. Đó là học khu Westminster, học khu Garden Grove, và học khu Anaheim.
Trong năm 2023, Hiệp hội Giáo dục Song ngữ của tiểu bang California đã trao giải thưởng California Association for Bilingual Education - CABE - Huy chương Xuất sắc 2023 cho trường DeMill. Đây là một giải thưởng danh giá dành cho những trường có chương trình giảng dạy song ngữ ở California. Bởi chỉ có 5 trường mỗi năm trên toàn tiểu bang được trao huy chương này, và DeMille là trường có chương trình song ngữ Anh-Việt đầu tiên nhận giải thưởng này.
Có thể nói, học khu Westminster là học khu đầu tiên tại California đã thực hiện chương trình dạy song ngữ Anh-Việt cho các em bậc tiểu học. Chương trình này được bắt đầu từ năm 2015 bằng tiếng Anh khoảng 50% thời gian trong lớp, sau đó 50% thời gian còn lại các em được học dùng toàn tiếng Việt. Sau nhiều năm thực hiện chương trình này, học khu Westminster đã nhận được các giải thưởng đầy khích lệ sau kết quả khảo sát cho thấy rằng: Các em học sinh theo học chương trình song ngữ Anh-Việt này đã đạt được thành quả rất tốt, đúng như các cuộc nghiên cứu từ đầu đặt ra như có khả năng song ngữ, song văn chương và song văn hóa.
Khi rời Nam Cali để về Saint Louis, Missouri là bắt đầu với cái lạnh. Hôm kia, trên đường đến trang trại ở ngoại ô Saint Louis, hai bên đường quang cảnh đầy một màu xám ảm đạm nên nhà tôi khơi gợi lại cái “Màu thời gian” của Đoàn Phú Thứ: Màu thời gian không xanh/Màu thời gian tím ngát/Hương thời gian không nồng/Hương thời gian thanh thanh đã được chúng tôi viết trong một bài nói về Màu sắc & Âm nhạc. Điều này làm cho tôi nghĩ về công việc mà trước khi rời Sài Gòn vài ngày, chúng tôi lại có dịp đến thăm chị bạn đã thân quen gần 10 năm trong chuyến đi Bhutan. Chị tiếp chúng tôi trong chiếc áo dài truyền thống đậm nét quê hương. Nhờ chúng tôi đến sớm một chút nên cùng nhau tranh thủ hỏi thăm sức khỏe trước khi team của chị vào họp. Cách đây hơn 2 năm, vào tháng 12 năm 2021, ngày chúng tôi tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm OneCoat, chị đã đến dự. Trong gần 2 tiếng đồng hồ làm việc với team của chị mà chính là cùng team của chị chọn màu cho từng không gian cho trần, cho tường của những khu vực có những công năng rất đặc biệt của tòa building mà công ty của chị đang xây dựng gần vào hoàn thiện. Thế là trước ngày khăn gói lên đường xa Sài Gòn, chúng tôi lại nhận thông tin rằng team của chị vừa chọn màu trần là Midnight Blue. Nó làm cho chúng tôi gợi nhớ về bài hát Midnight Blue của Melissa Manchester cũng như những bài nhạc xưa, một thời trong quá khứ của tháng ngày ngồi đồng café nghe lén các bản nhạc của những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước của những ban nhạc như Beatle, Bee Gee, ABBA,… Bởi khi chúng tôi đến Phi Luật Tân vào đầu năm 1978 cùng với những người bạn mới gặp lại ở Nam Cali thì vừa đúng lúc ban nhạc ABBA đi lưu diễn và quay phim ở Úc về và trình chiếu cuốn phim đó.
Tản mạn những dòng này trong những ngày nghỉ tết và cũng thấy trùng hợp, bởi mọi việc như có một sự sắp xếp vô hình nào đó giữa công việc của chúng tôi tại Việt Nam trùng khớp những việc và một số bạn bè ở bên Mỹ đã làm và đang thực hiện. Đó là việc trước tết đúng một tuần, chúng tôi chuẩn bị để ra mắt OneCoat Store tại 458A Điện Biên Phủ, P.17, Q. Bình Thạnh - ngay ngã tư Hàng Xanh. Còn tại Mỹ, một số bạn bè, đồng nghiệp của chúng tôi trong những năm vừa qua cũng đã mở ra rất nhiều cơ sở kinh doanh. Đặc biệt có người bạn Russell Brasher với hơn 30 năm trong lĩnh vực về sơn cũng như trước đây anh là giám đốc sale/marketing cho hãng sơn hiệu ứng mỹ thuật Modern Masters mà chúng tôi đang là nhà phân phối độc quyền cho họ tại Việt Nam. Giờ đây anh đang mở và sở hữu mấy cơ sở kinh doanh sơn. Do đó, chuyến đi Mỹ lần này, chúng tôi đã tìm cách đến thăm nhiều cơ sở kinh doanh sơn của họ để học hỏi thêm cũng như tìm cách cộng tác kinh doanh mua bán với họ hầu đem lại nhiều sản phẩm độc đáo và nhiều giải pháp sơn cho khách hàng của chúng tôi. Gặp lại Russell, sau màn chào và thăm hỏi bàn luận thời sự sôi nỗi thì chúng tôi bàn về câu chuyện của màu Midnight Blue. Chỉ tưởng là cho vui, nhưng không ngờ anh ấy lại cho chúng tôi nhiều thông tin về màu sắc của các lĩnh vực như kiến trúc, hiệu ứng mỹ thuật lẫn màu sắc trong ngành xe hơi. Đây là một câu chuyện thú vị vì xe hơi của những năm 1920 vẫn chỉ một màu đen. Tại thị trường Mỹ vào năm 1926 chiếc xe có màu Brown của Ford Model T đầu tiên mới ra mắt thị trường. Vào thập niên 1930, 1940 toàn ngành xe hơi mới nở rộ lên màu sắc. Khi nghe Russell nói chuyện về màu sắc, chúng tôi lại liên tưởng đến bà Sonia Delaunay, bởi cách đây hai năm tờ báo lớn của Pháp là Vogue có chạy hàng tít lớn “Đã 100 năm qua mà sự ảnh hưởng về màu sắc của bà Sonia Delaunay vẫn còn sâu đậm”. Theo chúng tôi thấy, bà Sonia (1885-1979) cùng chồng là Robert Delaunay (1885-1941) là những người lập ra trường phái Orphism Art Movement. Orphism trong nghệ thuật là một phong trào hấp dẫn pha trộn giữa âm nhạc, màu sắc và kỹ thuật lập thể để tạo ra trải nghiệm sống động. Nó giống như một bản giao hưởng thị giác.
Khi tìm hiểu kỹ về sự ảnh hưởng của bà Sonia mới thấy nó đã đi vào nhiều lĩnh vực như thời trang đó là vào những năm 1911, khi bà mới có đứa con đầu lòng nên bà đã tự tay may một chiếc chăn nhỏ đầy màu sắc cho Charles. Các màu sắc khác nhau trừu tượng trên chăn là trải nghiệm đầu tiên mà bà gọi chúng là “Sự tương phản đồng thời”. Năm 1913, bà Sonia đã xuất hiện trong một buổi tiệc với một chiếc váy có những mảng màu sặc sở. Nhìn lại lịch sử màu sắc của hơn 100 năm trước là điều chưa bao giờ có, đặc biệt là trong các lĩnh vực như thời trang, xe hơi, thiết kế nội thất,… Và vì vậy bà Sonia được xem là người tiên phong truyền cảm hứng đem màu sắc vào nhiều lĩnh vực. Bà đã phát triển một lý thuyết về màu sắc, một cảm giác chuyển động khi các màu tương phản được đặt nằm cạnh nhau.
Do vậy, việc trưng bày và sự thể hiện màu sắc trong OneCoat Direct Store
mà chúng tôi thực hiện có một phần nào dựa trên lý thuyết màu sắc của Sonia Delaunay. Cùng với đó là những bánh xe màu sắc đã được NTK Nguyên Cao Đô (Hiền) tân trang như là những phương tiện giúp khách hàng và đối tác để chọn lựa màu sắc sao cho phù hợp với sở thích, hài hòa với không gian sống và phù hợp với những vật thể xung quanh.
Nhân những ngày đầu năm 2024, chúng tôi toàn thể Team OneCoat xin chúc khách hàng và đối tác một năm mới An khang & An lành.
Đừng quên ghé thăm OneCoat Direct Store. Một nơi mà khách hàng có thể tìm đến để được tư vấn về Màu sắc & Giải pháp sơn (0909.143.900) khi có nhu cầu về màu sắc hay tìm một giải pháp cho sơn. Bởi đây là thế mạnh mà chúng tôi OneCoat Team rất tự tin là có thể phục vụ khách hàng một cách rất hiệu quả.
Theo Kiến trúc & Đời sống số 213