Căn biệt thự của họ là một nơi để thám hiểm thế giới, nhấn mạnh sự khéo léo, sáng tạo và bí quyết của các nghệ nhân
Tổ ấm xinh xắn này của cặp vợ chồng người Pháp. Vợ là người Pháp gốc Việt, kỹ sư nghiên cứu và phát triển, nay điều hành một cơ sở thiết kế thời trang cho phụ nữ và trẻ em. Cô có ba con: 16, 13 và 10 tuổi. Chồng là nhà địa chất học làm cho một công ty dầu khí của Pháp.
Họ đã từng sống tại nhiều nước như Canada, Tây Ban Nha, Malaysia, Angola, Indonesia và giờ là Việt Nam. Cả hai vợ chồng đều say mê thú vui lái thuyền buồm, lặn. Người vợ còn yêu thích việc đến bảo tàng để tìm hiểu lịch sử, nhân chủng học. Họ thường xuyên đi du lịch ngoài trời đến những nơi như Sapa, đạp xe quanh Hội An, các safari ở châu Phi, tour băng rừng ở Morocco, chèo thuyền đến đảo rồng Komodo ở Indonesia, hay các khu di tích Angkor (Campuchia).
Về gu trang trí, họ thích thiên về thiên nhiên với các đồ vật thô mộc tự nhiên, màu sắc tự nhiên, nhã nhặn… Bọn trẻ cũng thích màu nhã nhặn nhưng cũng có những màu nổi nhất.
Căn biệt thự của họ rộng 350m2, có ba tầng, tường màu trắng, trần cao, nhiều cửa sổ và có cửa sổ cao tới trần nhà ở tầng trêt. Tầng trệt gồm phòng khách, phòng ăn, bếp. Đồ đạc không chiếm nhiều diện tích cũng như chiếm không gian tường hai bên.
Tầng một là phòng ngủ của hai vợ chồng cùng một phòng dành cho khách. Tầng 2 là phòng giải trí và phòng ngủ của ba con.
Việc trang trí trong nhà là do sở thích và mang đậm dấu ấn của những nước mà họ từng sống cũng như từng du lịch. Những chiếc ghế sofa lớn, chiếc bàn lớn, giường ngủ luôn sẵn sàng chờ đón bạn bè.
Hầu hết đồ vật trong nhà là từ các nước Đông Nam Á. Đồ gỗ Trung Hoa đặt hàng từ Malaysia, tủ hình con bướm xanh và tủ thuốc là những món họ mua đầu tiên.
“Chúng tôi vừa tìm thấy những món đồ này đẹp, nguyên thuỷ và vui tươi thay vì phong cách của đồ nội thất sơn mài thường có màu buồn”, người vợ nói.
Việc trang trí trong nhà theo sở thích và mang đậm dấu ấn của những nước mà họ từng sống cũng như từng du lịch
Một số đồ vật có nguồn gốc từ Indonesia, nơi có nghề thủ công truyền thống và chuyên môn rất sống động, những chiếc tủ được trang trí với các hoa văn batik Java hoặc các ký tự của sử thi Mahabharata (Wayang).
Các nghệ nhân tài năng đã làm ra những món “đo ni đóng giày” như giường bằng tre ép, ghế sofa và ghế ngồi làm từ sợi chuối. Nhiều đồ vật và vài bức tranh là đến từ đảo Bali.
“Chúng tôi đi du lịch Bali lần đầu tiên vài tháng sau khi xảy ra vụ đánh bom khủng bố trên đảo này năm 2002. Hòn đảo lúc đó vắng khách du lịch và các cửa hàng không có khách suốt nhiều tháng trời… Những món đồ mua được gợi chúng tôi nhớ về việc khám phá hòn đảo này và việc chúng tôi bị tác động bởi kinh nghiệm của các cư dân đảo”.
Vài món đồ trang trí từ đảo Borneo như cửa, hộp đựng gạo, địu em bé, và cái khiên mua tại Kuala Lumpur (Malaysia) vì chúng đẹp và có những biểu tượng trang trí đáng kinh ngạc. Những biểu tượng này về sau khi được hướng dẫn trong Bảo tàng quốc gia ở Jakarta, nữ gia chủ mới hiểu được.
Cái địu em bé (làm bằng gỗ và mây) truyền thống này là mô tip của Aso, một sinh vật huyền thoại nửa rồng nửa chó bảo vệ đứa bé khỏi ma quỷ. Hơn nữa, đứa bé được mang trong địu cho đến năm hai tuổi vì trí óc nó chưa phát triển hoàn chỉnh, có thể bị bắt cóc. Nếu để trẻ ra ngoài cái địu thì có thể bị ma quỷ xâm nhập.
Chim hồng hoàng là mô hình thường xuyên lặp đi lặp lại vì nó là sứ giả của các vị thần và trong một số bộ lạc ở Borneo, chim này có liên kết với truyền thống săn đầu người của họ.
Những bức tranh và tượng, người đàn bà đang ngủ của nghệ sĩ Himbar (Indonesia), hai bức tranh của nghệ sĩ đảo Bali và tượng vũ công bằng đồng của Nita Nursita (Indonesia).
Bali là nguồn cảm hứng lớn của các nghệ sĩ Java, như bức tranh Trên đường đến chợ của Godod, những chiếc xà rông được sơn thật chi tiết qua kính lúp.
Đồ vật trang trí từ châu Phi cũng có nhiều, như đồ trang trí của Lance Masai (Tanzania), các vũ khí truyền thống của Masai, mũi lao dùng đối phó sư tử, chó rừng… Hoặc đó là ống tẩu làm bằng xương chạm khắc mua được ở một chợ bán đồ thủ công gần Luanda (Angola) năm 2009. Hay tượng người châu Phi và thánh nữ Maria, hai món quà của một trung tâm xã hội mà nữ gia chủ từng làm việc thiện nguyện. “Chúng có giá trị tình cảm lớn với tôi”, cô nói.
Căn biệt thự của họ là một nơi để thám hiểm thế giới, nhấn mạnh sự khéo léo, sáng tạo và bí quyết của các nghệ nhân.
Những chiếc ghế sofa lớn, chiếc bàn lớn, giường ngủ luôn sẵn sàng chờ đón bạn bè. Hầu hết đồ vật trong nhà là từ các nước Đông Nam Á
Tạp chí Kiến Trúc & Đời Sống số 96