Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh tổ chức góp ý Luật Kiến trúc

Lượt xem: 7434
2/8/2018 0:00 - Nhà ở
Tác giả: Kiến trúc & Đời sống

Ngày 11.5 vừa qua, Bộ Xây dựng đã tổ chức góp ý cho dự thảo lần 2 Luật Kiến trúc tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề cương Bộ Luật Kiến trúc được đưa ra góp ý lần 2 có tổng cộng 5 chương và 44 điều.

 

 

 

Sau đó, ngày 14.5, Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh đã mời các kiến trúc sư đang hành nghề tham gia nghiên cứu thảo luận để đóng góp cho dự thảo luật. Buổi thảo luận có sự tham dự của Chủ tịch Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Trường Lưu, các Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh là KTS Nguyễn Văn Tất, KTS Lưu Hướng Dương cùng các KTS Nguyễn Trọng Hòa, Trần Khánh Trung, Hồ Lê Phương, Lê Minh Hưng, Trần Quang Minh, Nguyễn Đình Sáu, Nguyễn Giang Thu, Phạm Quốc Phong và đặc biệt là hai kiến trúc sư - Luật sư Nguyễn Hồ, Cao Thành Nghiệp. Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh đã đúc kết các ý kiến và bổ sung thêm cho dự thảo.Trong văn bản gửi Bộ xây dựng ngày 22.5, Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh đã tổng hợp ý kiển đóng góp cụ thể cho 41 điều của 3 chương đầu. Nét đáng chú ý từ dự thảo Luật kiến trúc sự xuất hiện của chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư cùng các tổ chức như Đoàn kiến trúc sư, Hội kiến trúc sư, Hội đồng kiến trúc. Dự thảo Luật kiến trúc có quy định về “Hành nghề kiến trúc sư” và “Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư”. 
Thông tin từ Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Hội sẽ tiến tục nghiên cứu để góp ý bổ sung thêm cho hoàn chỉnh bộ luật về “Đoàn kiến trúc sư” như quy định chung, cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ, hoạt động của Đoàn kiến trúc sư Việt Nam và Đoàn kiến trúc sư địa phương. Hội cũng sẽ nghiên cứu và tố chức góp ý thêm về cơ quan quản lý kiến trúc, chủ đầu tư và các cơ quan liên quan, bảo hiểm tráhc nhiệm nghề nghiệp, chi phí dịch vụ kiến trúc, hợp đồng dịch vụ kiến trúc..., 
Được biết trong dự kiến sắp tới, sau khi được hoàn chỉnh bởi các cơ quan chuyên môn, Luật kiến trúc có thể sẽ được đưa ra trình quốc hội. 
 
Theo TC Kiến Trúc & Đời Sống số 145