Quản trị thành phố tốt để phát triển bền vững

Lượt xem: 8043
10/11/2017 0:00 - Chuyên đề
Tác giả: Kiến trúc & Đời sống - Bài Nguyễn Đăng Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị & phát triển hạ tầng ảnh Chí Khang

Sau 40 năm thống nhất đất nước, để thành phố sớm trở thành thành phố văn minh - hiện đại, phát triển bền vững thì vai trò của quản trị thành phố (quản trị nhà nước) tốt và ngân hàng tài chính lành mạnh của chính quyền đô thị có ý nghĩa quyết định.

 
 
Quản trị thành phố tốt bao gồm:
Quy định pháp luật và sự tham gia của cộng đồng: cần đổi mới thể chế chính sách và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân thông qua sự tham gia của cộng đồng trong quản trị thành phố để trở thành động lực cho phát triển, hướng tới thành phố toàn diện.
Công khai minh bạch là cơ sở để phòng và chống tham nhũng.
Hướng tới sự nhất trí của các nhóm lợi ích trên cơ sở quy định pháp luật.
Bình đẳng giới là cơ hội để cải thiện và duy trì sự cân bằng xã hội.
Hiệu lực và hiệu quả là tiến trình và các tổ chức quản lý sản sinh ra các kết quả đáp ứng được yêu cầu, trong khi sử dụng tốt nhất các nguồn lực.
Trách nhiệm trước công chúng là của chính quyền, các tổ chức tư nhân và các tồ chức xã hội, là của tất các thành phần tham gia, trách nhiệm cụ thể sẽ khác nhau tùy theo từng tổ chức.
Tầm nhìn chiến lược: Lãnh đạo và công chúng cần có tầm nhìn rộng và dài hạn về sự phát triển trên cơ sở nhận biết về lịch sử, văn hóa và sự phức tạp của xã hội làm căn cứ để xác định tầm nhìn.
Cần tiếp tục chương trinh đột phá cải cách hành chính: khảo sát chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp; cương quyết chấn chỉnh tình trạng thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực, vô cảm trong một số bộ phận cán bộ công chức khi thi hành công vụ, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân và tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước. 
Xây dựng thí điểm  mô hình chính quyền đô thị theo hướng hai cấp chính quyền, trong đó cần có sự phân cấp mạnh mẽ của trung ương, trao nhiều quyền tự chủ cho chính quyền địa phương để quản trị thành phố tốt.
Ngân hàng và tài chính lành mạnh theo hướng đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng, hạn chế tối đa nợ xấu và tăng nguồn thu cho ngân sách. Cũng là một tiêu chí quan trọng.
 
Hướng đến thành phố phát triển bền vững
Mục tiêu của thành phố là xây dựng TP.HCM văn minh hiện đại, phát triển bền vững, để phát triển ngang tầm với các thành phố trong khu vực Đông Nam Á. Thành phố văn minh là thành phố có trình độ tổ chức và sinh hoạt cao, có đời sống văn minh đô thị. Đời sống văn minh đô thị tất yếu phải được hình thành từ nếp sống của cộng đồng dân cư, hướng đến thành phố vì con người/thành phố nhân văn. Do vậy thành phố văn minh trước tiên phải là thành phố sống tốt bao gồm môi trường sống lành mạnh và đời sống xã hội văn minh nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân.
Và thành phố hiện đại thì trước tiên phải là thành phố có năng lực cạnh tranh về kinh tế. Hiện đại hóa kinh tế gắn liền với đô thị hóa và công nghiệp hóa. Một nền kinh tế hiện đại cần phải có hạ tầng được xây dựng tốt, không chỉ có khả năng thỏa mãn những yêu cầu cơ bản của nhân dân mà còn có khả năng hỗ trợ một xã hội công nghiệp và thương mại sung túc. Thành phố hiện đại trước tiên phải là thành phố có năng lực cạnh tranh cao, tức là phát triển phồn vinh, hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra được thị trường ưa chuộng, thu hút được nhiều vốn đầu tư, khách du lịch cả trong và ngoài nước, chất lượng sống tốt. Cơ sở  để có năng lực cạnh tranh là GDP bình quân đầu người cao, cơ cấu kinh tế hiện đại. Do vậy thành phố cần tiếp tục chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chuyển đổi mô hình kinh tế thành phố trong đó cần chú ý đến tính bền vững, chất lượng tăng trưởng và công nghiệp hỗ trợ . 
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) 4 tiêu chí của một thành phố phát triển bền vững bao gồm: 2 tiêu chí đầu vào là (1) Quản trị thành phố tốt (2) Ngân hàng tài chính lành mạnh, và 2 tiêu chi đầu ra là (1) Kinh tế cạnh tranh (2) Môi trường sống tốt. 
Để đảm bảo thành phố phát triển bền vững, cần quản trị thành phố tốt và tài chính ngân hàng lành mạnh để cân bằng giữa kinh tế cạnh tranh và môi trường sống tốt, để phát triển đô thị tích hợp, hướng đến thành phố sinh thái - kinh tế  (Eco2 City) phát triển bền vững.  
 
Theo TC Kiến Trúc & Đời Sống số 107
Bài liên quan